Ngày 22 tháng 1: Đánh giá lại một ngày

“Ta sẽ liên tục quan sát bản thân và tốt nhất là sẽ đánh giá lại mỗi ngày trôi qua của mình. Chúng ta trở nên xấu xa vì điều này đây — không một ai nhìn lại cuộc sống của chính mình. Ta chỉ để trong mắt những điều ta định sẽ làm. Mà thực ra những dự định cho tương lai của ta đều bắt nguồn từ quá khứ”

— SENECA, MORAL LETTERS, 83.2

Trong lá thư gửi người anh trai Novatus, Seneca miêu tả một bài tập bổ ích ông mượn được từ một triết gia lỗi lạc khác. Vào cuối mỗi ngày ông sẽ tự vấn bản thân một loạt những câu hỏi: Thói quen xấu nào ta đã kiềm chế được trong hôm nay? Ta đã trở nên tốt hơn như thế nào? Hành động của ta đã chính đáng chưa? Bằng cách nào ta có thể cải thiện?


Khi bắt đầu hay kết thúc một ngày, những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ ngồi xuống với cuốn nhật ký và đánh giá: anh đã nghĩ gì, anh đã làm gì, anh có thể cải thiện điều gì. Vì lý do này mà cuốn Meditations — Suy tưởng của Marcus Aurelius có thể được coi là một cuốn sách khó hiểu — nó dành cho sự nhìn thấu mang tính cá nhân thay vì lợi ích cộng đồng. Viết xuống những bài thực hành Khắc kỷ đã và đang là hình thức tập luyện chủ nghĩa này, cũng giống như việc lặp lại lời nguyện cầu hay bài thánh ca.


Giữ cuốn nhật kí của riêng bạn, bằng việc lưu trên máy tính hay viết ra trong cuốn sổ nhỏ. Dành thời gian để cẩn thận nhớ lại những sự kiện của ngày hôm trước. Đừng do dự khi thực hiện các thực hành. Để tâm những điều xây dựng hạnh phúc của bạn và cả những điều lấy đi của bạn hạnh phúc. Viết xuống những điều bạn muốn thực hiện và cả những trích dẫn bạn yêu thích. Bằng việc cố gắng ghi lại những suy nghĩ này, bạn sẽ ít có khả năng lãng quên chúng. Thêm một điều nữa, bạn sẽ có một bản đối chiếu để theo dõi quá trình thực hành của mình.

KHẮC KỶ THÁNG 1

SỰ RÕ RÀNG

1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031

Hãy viết tiếp trang sách này nhé.
Hãy kể 1 tình huống bạn từng gặp, và cách bạn đối mặt với nó.

Viết một bình luận