“Giữ trong suy nghĩ của bản thân rằng sự tổn hại không phải là một ai đó mang nó đến và văng một cú đánh làm tổn hại ngươi, đúng hơn sự tổn hại này đến từ niềm tin của chính ngươi về điều đó. Khi một ai đó xung quanh làm ngươi trở nên giận dữ, hãy nhớ rằng chính ý kiến riêng của ngươi thúc đẩy sự giận dữ. Trong lúc này, phản ứng đầu tiên của ngươi là không để sự tổn hại cuốn mình đi bởi những ấn tượng xấu, ngươi sẽ dễ dàng làm chủ bản thân hơn nếu có thêm khoảng cách và thời gian.”
— EPICTETUS, ENCHIRIDION, 20
Chủ nghĩa Khắc kỷ nhắc nhở chúng ta rằng không có sự kiện đã xảy ra nào là tốt hay xấu cả. Khi một tỷ phú mất 1 triệu đô—la trong cái thị trường đầy biến động này, nó khác với việc tôi và bạn mất 1 triệu đô—la. Việc bạn bị nhận lời chỉ trích từ kẻ thù tồi tệ nhất thì khác biệt nhiều so với việc nhận được những lời nói cay nghiệt của người bạn đời. Nếu một ai đó gửi cho bạn một bức thư mang đầy sự giận dữ trong đó nhưng bạn chưa bao giờ nhìn thấy nó, liệu sự tổn thương có thực sự xảy ra? Nói cách khác, những tình huống này được đánh giá là “xấu” nếu có sự tham gia và phân tích của bạn.
Phản ứng của bạn quyết định liệu sự tổn thương có xảy ra hay không. Nếu bạn cảm thấy bạn đã làm sai và trở nên giận dữ, thì đó chính là cách mà sự tổn thương xuất hiện. Nếu bạn lên tiếng vì bạn cảm thấy bị đối đầu, thì tự nhiên một cuộc đối đầu sẽ xảy ra.
Nhưng nếu bạn kiểm soát bản thân mình, bạn sẽ là người quyết định xem nên dán nhãn một thứ gì đó tốt hay xấu. Trong thực tế, nếu cùng một sự kiện xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, bạn cũng có nhiều phản ứng khác nhau. Vậy tại sao chúng ta không chọn cách không dùng những nhãn dán này? Tại sao không chọn cách không phản ứng với nó?