Ngày 1 tháng 2: Dành cho người nóng tính

“Hãy luôn giữ suy nghĩ trong tầm kiểm soát khi ngươi cảm thấy một cơn thịnh nộ đang kéo tới — trông sẽ không được nam tính cho lắm khi giận dữ như vậy. Thay vào đó, sự nhẹ nhàng và lễ độ thì nhân văn hơn, nó sẽ giúp cho ngươi nam tính hơn. Một người đàn ông thực sự sẽ không để sự tức giận và bất mãn xâm chiếm, anh ta sẽ có đầy đủ sức mạnh, lòng can đảm và sự bền bỉ — không giống như việc nổi điên và phàn nàn về mọi thứ. Một người đàn ông tâm trí càng bình thản bao nhiêu thì anh ta càng mạnh mẽ bấy nhiêu.”

— MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 11.18.5b

Tại sao các vận động viên hay nói những thứ rác rưởi với nhau? Tại sao họ lại cố tình xúc phạm nhau và nói những thứ khó chịu với đối thủ của họ trong lúc trọng tài không để ý? Để kích động đối phương. Đánh lạc hướng và chọc giận đối thủ là cách đơn giản nhất để loại họ khỏi cuộc chơi.


Hãy cố gắng nhớ rằng khi bạn thấy bản thân trở nên điên loạn thì việc nổi giận không hề gây được ấn tượng hay sự cứng cỏi đâu — đó là một sai lầm. Đó là điểm yếu của bạn. Tùy thuộc vào việc bạn làm, có khi nó còn là một cái bẫy mà người ta dụ bạn giẫm lên. Người hâm mộ và kể cả đối thủ đã gọi tay đấm Joe Louis là “Ring robot” (Tay đấm trên vũ đài — ND) bởi vì anh hoàn toàn không có cảm xúc — anh ấy lạnh lùng, và thái độ điềm tĩnh của anh ấy đáng sợ hơn nhiều so với cái nhìn đáng sợ hay bất cứ cảm xúc bộc phát nào.


Sức mạnh nằm ở khả năng duy trì việc giữ mình. Đó là một người không bao giờ trở nên điên loạn, không thể bị kinh động, bởi vì họ đang kiểm soát khát vọng của họ — chứ không phải là để khát vọng kiểm soát.

Chu Nghia Khac Ky Daily Stoic Hang Ngay 1 2

KHẮC KỶ THÁNG 2

THÚ VUI VÀ CẢM XÚC

1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
29

Hãy viết tiếp trang sách này nhé.
Hãy kể 1 tình huống bạn từng gặp, và cách bạn đối mặt với nó.

1 bình luận về “Ngày 1 tháng 2: Dành cho người nóng tính”

  1. Mình nhận ra khi nổi cơn tam bành, tông giọng mình bị đẩy lên rất cao, nghe rất chói tai và thiếu nam tính.
    Càng về sau này mình càng hiếm khi nổi giận. Các tình huống người ta nóng máu ghê gớm mà mình lại thấy bình thường. Thằng bạn đại học còn bảo mình bị đứt dây thần kinh giận.

    Đôi khi phải giả vờ tức giận. Lúc này vì đã làm chủ được cảm xúc nên giọng không bị đẩy tông lên cao giống như xưa.

    Trả lời

Viết một bình luận