Ngày 22 tháng 2: Có những điều tốt hơn là đừng nói ra

“Cato luyện tập những bài phát biểu trước công chúng, những bài phát biểu có thể làm lay động đám đông, những bài phát biểu cho rằng những triết lý chính trị phù hợp là cần thiết như việc mọi thành phố lớn cần duy trì trạng thái hiếu chiến. Nhưng ông không bao giờ luyện tập những bài phát biểu này trước mặt người khác và cũng chưa từng có ai được nghe ông tập nói những bài này. Khi biết có người đổ lỗi cho sự im lặng của mình, ông đáp: ‘Họ lẽ ra không nên đổ lỗi cho tôi. Tôi chỉ nói khi tôi chắc chắn rằng những gì tôi sẽ nói không nên được giữ trong lòng.”

— PLUTARCH, CATO THE YOUNGER, 4

Làm thì dễ — chỉ cần bắt tay vào làm. Cái khó là ở chỗ dừng lại, tạm ngưng lại để suy nghĩ: Không, tôi không chắc là tôi cần làm chuyện đó lúc này. Tôi không chắc mình đã sẵn sàng. Khi Cato tham gia chính trường, nhiều người kỳ vọng vào những hành động ghê gớm và trực diện từ ông — những bài phát biểu khuấy đảo, những lời lên án hùng hồn, những phân tích tinh tường. Ông nhận thức được rõ những áp lực này — những áp lực luôn đè lên vai mỗi người trong chúng ta, dù ở bất kì thời đại nào và ông đã chống lại nó. Thoả mãn đám đông (và thoả mãn cái tôi của bản thân chúng ta) thì không có gì khó cả.

Nhưng Cato đã chờ đợi, và chuẩn bị. Ông phân tích từng suy nghĩ của mình, để chắc chắn rằng ông không phản ứng một cách cảm tính, vị kỷ, vô tâm hoặc thiếu chín chắn. Khi ông phát ngôn — là khi mà ông tự tin rằng ngôn từ của mình đáng để người đối diện phải lắng nghe.

Để làm được điều này, cần phải có sự nhận thức. Chúng ta cần phải ngừng một chút và đánh giá bản thân mình một cách chân thực nhất có thể. Bạn làm được chứ?

Chu Nghia Khac Ky Daily Stoic Hang Ngay 22 2

KHẮC KỶ THÁNG 2

THÚ VUI VÀ CẢM XÚC

1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
29

Hãy viết tiếp trang sách này nhé.
Hãy kể 1 tình huống bạn từng gặp, và cách bạn đối mặt với nó.

Viết một bình luận