Ngày 11 tháng 2: Anh hùng hay bạo chúa Nero

“Linh hồn của chúng ta đôi khi là một vị vua, và đôi khi là một tên bạo chúa. Một vị vua, thường gắn liền với từ ‘đáng tôn kính’, chăm sóc tốt cho cơ thể của mình, và không cho nó một căn cứ hay mệnh lệnh ô uế nào. Nhưng một linh hồn không được kiểm soát, chứa đầy ham muốn, mê muội quá mức đã biến từ một vị vua thành thứ đáng sợ nhất và đáng kinh tởm — một kẻ bạo chúa.”

— SENECA, MORAL LETTERS, 114.24

Có ý kiến cho rằng quyền lực tuyệt đối là đồi bại. Thoạt nhìn thì đó là sự thật. Học trò của Seneca — Nero với những tội ác và những vụ thảm sát của hắn cùng đồng phạm là một ví dụ hoàn hảo.


Một hoàng đế khác, Domitian, đã tự ý trục xuất tất cả các nhà triết học khỏi Rome (Epictetus bị buộc phải chạy trốn như 1 điều tất yếu). Rất nhiều trong số các hoàng đế La Mã thời đó là những tên bạo chúa. Tuy nhiên, không nhiều năm sau, Epictetus đã trở thành bạn thân của một hoàng đế khác, Hadrian, người sẽ giúp Marcus Aurelius lên ngôi, một trong những minh chứng chân thực nhất của một vị vua triết học khôn ngoan.


Vì vậy, chưa thể rõ ràng rằng quyền lực luôn đi kèm với đồi bại. Trên thực tế, có vẻ như nó liên quan mật thiết, theo nhiều cách, với sức mạnh bên trong và sự tự nhận thức của cá nhân, những gì họ coi trọng, những niềm khao khát họ đang kiềm chế, liệu sự hiểu biết của họ về sự công bằng và công lý có thể chống lại những cám dỗ của sự giàu có vô hạn và sự tôn kính. Điều này cũng đúng với bạn. Trên cả phương diện cá nhân lẫn chuyên môn. Bạo chúa hay nhà vua? Anh hùng hay Nero? Bạn sẽ là ai?

Chu Nghia Khac Ky Daily Stoic Hang Ngay 11 2

KHẮC KỶ THÁNG 2

THÚ VUI VÀ CẢM XÚC

1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
29

Hãy viết tiếp trang sách này nhé.
Hãy kể 1 tình huống bạn từng gặp, và cách bạn đối mặt với nó.

Viết một bình luận