Ngày 30 tháng 7: Niềm vui kiểu khắc kỷ

“Trust me, real joy is a serious thing. Do you think someone can, in the charming expression, blithely dismiss death with an easy disposition? Or swing open the door to poverty, keep pleasures in check, or meditate on the endurance of suffering? The one who is comfortable with turning these thoughts over is truly full of joy, but hardly cheerful. It’s exactly such a joy that I would wish for you to possess, for it will never run dry once you’ve laid claim to its source.”

—SENECA, MORAL LETTERS, 23.4

Tin ta đi, một niềm vui thực sự là vô cùng quan trọng.
Ngươi có nghĩ rằng cũng với thái độ thư thái, một người có thể dễ dàng đối mặt với cái chết, có thể thoải mái mở cửa đón nghèo đói ghé thăm, có thể kiểm soát những thú vui mê đắm, và thiền định chấp nhận mọi điều đau khổ?
Người thấy khoan khoái với những suy nghĩ ấy là người thật sự có được niềm vui đích thực, chứ không phải những phấn khởi bề ngoài. Đó chính là niềm vui mà ta mong ngươi sở hữu, vì nó sẽ không bao giờ cạn một khi ngươi đã tìm được suối nguồn của nó.”

— SENECA, MORAL LETTERS, 23.4

Chúng ta sử dụng từ “niềm vui” thật thường xuyên. “Đọc tin mà tôi vui quá chừng”. “Ở bên cô ấy toàn niềm vui”. “Dịp này vui ghê”. Nhưng không cái nào trong ví dụ này thật sự nói đến niềm vui thật sự. Chúng gần nghĩa với “phấn khởi” hơn. “Sự phấn khởi chỉ chạm đến bề mặt mà thôi.

Niềm vui, theo Seneca, nằm ở mức độ sâu sắc hơn. Nó là thứ ta cảm thấy ở bên trong mà gần như không dính dáng đến việc mỉm cười hay cười thành tiếng. Vì vậy khi người ta nói những người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ là cố chấp và tiêu cực, thì có vẻ như họ đã hiểu sai vấn đề. Có ai quan tâm đâu nếu như một người nào đó đang háo hức khi đời đang đẹp? Đây là kiểu thành tựu gì cơ chứ?

Nhưng liệu rằng bạn có thể hoàn toàn mãn nguyện với cuộc đời, liệu bạn có thể dũng cảm đối mặt với những gì đời đem đến cho bạn mỗi ngày, bạn có thể bật lên từ mọi loại nghịch cảnh mà không chùn bước, bạn có thể trở thành cội nguồn của sức mạnh và cảm hứng cho những người xung quanh bạn không? Đây mới là niềm vui kiểu Khắc kỷ — niềm vui đến từ sự chủ định, sự xuất sắc, và nghĩa vụ. Đây mới là điều quan trọng — hơn là một nụ cười hay điệu bộ hăng hái.


Bên dưới là 1 bài chia sẻ cực kì tâm huyết từ Blog Weeklywisdomblog.com, và được dịch lại bởi bạn Ngọc Anh (VOZer).

Cảm ơn Ngọc Anh vì bản dịch mượt như sách.

10b072 49a3f32ec45948b4bc8aec1a7c6dc4admv2

Tất thảy mọi người đều nỗ lực hết mình để có được một cuộc sống hạnh phúc, nhưng rất nhiều người trong chúng ta lại gặp phải nhiều nỗi bất hạnh hơn là niềm vui. Dạo gần đây tôi tình cờ đọc được một câu trích dẫn về chủ đề này của triết gia khắc kỷ vĩ đại Seneca:

“Tin tôi đi, niềm vui đích thực là thứ không đùa được đâu. Văn vẻ một chút nhé, các anh có cho rằng một ai đó có thể bình thản trước cái chết được không? Hay có thể mở toang cánh cửa dẫn đến đói nghèo, hưởng lạc có chừng mực, hoặc suy ngẫm về khả năng chịu đựng đau đớn? Ai mà thoải mái với chuyện lật lại những suy nghĩ này thì quả là con người ngập tràn niềm vui, hiếm khi cần phải ra vẻ hớn hở cho người khác thấy. Đây đích xác là niềm vui mà tôi mong các anh sẽ nắm lấy trong tay, vì nó sẽ chẳng đời nào khô cạn một khi ta đã làm chủ cội nguồn của nó.

Seneca đề cập đến ba khía cạnh của niềm vui khắc kỷ: không sợ chết, không ngại khó khăn, và không ham mê lạc thú. Tôi phản ánh được rằng niềm vui đích thực, theo chủ nghĩa khắc kỷ, không phải là sự hân hoan được thể hiện ra bên ngoài. Đúng hơn thì đó là ý thức sâu sắc về mục đích, sự tự tin bên trong, cùng sự ổn định về mặt cảm xúc.

1. Mục đích lớn lao — Không e sợ cái chết

Một người mà sống với niềm vui thực thụ thì chẳng sợ chết. Sao lại thế? Bởi vì họ có một mục đích sống mãnh liệt đáng để cố gắng hết mình, và sống với lý tưởng đó ngày này qua ngày khác. Kể cả nếu có phải lìa đời ngay hôm nay, những người đó cũng sẽ không có gì để nuối tiếc.

Vậy thì điều gì làm nên một mục đích lớn lao? Marcus Aurelius, vị Hoàng đế La Mã đồng thời cũng là một triết gia vĩ đại, từng nói:

“Hãy đảm bảo rằng anh không được nhào nặn để trở thành ‘Hoàng đế’, cố mà tránh cái vết nhơ thiên tử đó ra. Nó hoàn toàn có thể xảy ra với anh, nên là cứ giữ mình đơn thuần, tốt đẹp, trong sạch, thánh thiện, giản dị, là người bạn của công lý, kính sợ đức Chúa trời, từ bi độ lượng với chúng sinh, nồng nhiệt và mạnh mẽ vì con đường chính đạo. Anh hãy đấu tranh để duy trì bản sắc mà triết học mong muốn tạo nên ở con người anh. Hãy tôn thờ các vị thần và săn sóc lẫn nhau. Cuộc sống vốn ngắn ngủi – quả ngọt của đời này chính là một phẩm cách tốt đẹp và biết hành động vì lợi ích chung.

Nói cách khác, mục đích lớn lao ở đây là trở thành người tử tế, bồi dưỡng tư cách đạo đức, và phục vụ lợi ích chung.

10b072 6be2c9a84e6b47b9882b4d77350b530amv2

Bất kể tình cảnh hiện tại của mỗi người có là gì, chúng ta đều có thể làm được ba điều trên. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ tránh được việc bị vấy bẩn bởi quyền lực, danh vọng, và của cải vật chất, những thứ có thể hủy hoại sự thuần khiết và thành quả của chúng ta. Khi chúng ta không ngừng sống với một mục đích cao cả từ ngày này qua ngày khác, thì chúng ta sẽ không phải quan ngại về cái chết. Dù chúng ta rời khỏi trần thế vào ngày mai hay là nhiều thập kỷ sau đó, chúng ta vẫn có thể lấy làm hài lòng với một cuộc đời đáng sống vừa mới trôi qua.

2. Nội tại tự tin — Không quản ngại khó khăn

Một người mà sống với niềm vui thực thụ thì chẳng quản khó hay ngại khổ. Sao lại thế? Bởi vì người ta tập trung vào những gì họ CÓ THỂ kiểm soát, chứ không phải những gì nằm ngoài tầm kiểm soát. Chúng ta không thể kiểm soát được các yếu tố khách quan, và khá là chắc kèo rằng chúng ta sẽ phải đối mặt với đủ loại đớn đau và thống khổ trên đời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn CÓ THỂ kiểm soát cái cách mà ta phản ứng với từng tình huống cụ thể. Người có trong mình niềm vui đích thực sẽ thấy thỏa mãn khi có thể ứng phó một cách khôn ngoan và tích cực trong mọi hoàn cảnh thay vì để cảm xúc lấn át lý trí và buông lời càu nhàu.

Seneca từng nói:

“Có thể là tôi mong muốn thoát khỏi sự tra tấn, nhưng nếu đến lúc phải chịu đựng, tôi ước gì mình sẽ can đảm trải qua nhục hình với tất cả lòng dũng cảm và niềm kiêu hãnh. Chẳng phải tôi không mong muốn phải rơi vào một cuộc chiến nào hay sao? Nhưng nếu chiến trận xảy đến, tôi ước gì mình sẽ hào hiệp gánh hết những vết thương, nạn đói, cùng những điều tất yếu khác của chiến tranh. Tôi cũng không điên đến mức mong cầu bệnh tật, nhưng nếu phải nằm trên giường bệnh, tôi ước mình sẽ không làm điều gì liều lĩnh hay hèn hạ. Vấn đề không phải là mong đợi nghịch cảnh kéo đến, mà là mong ước có được cái đức hạnh có thể giúp ta chịu đựng hết nghịch cảnh.”

Chủ nghĩa khắc kỷ cũng rất thực tế. Những người khắc kỷ không chỉ tự nhủ với bản thân rằng không được phép e sợ khó khăn, họ còn rèn luyện thêm tính kiên trì. Seneca giải thích quá trình tập làm quen với nghèo đói một cách đơn giản:

“Hãy dành ra một số ngày nhất định, trong thời gian đó anh buộc phải hài lòng với ngân sách hạn hẹp cùng mức chi phí rẻ nhất, với những gì thô sơ cùng phục trang thô kệch, rồi tự nhủ rằng: ‘Liệu đây có phải là điều kiện sống mà mình sợ phải trải qua hay không?’”

Seneca từng là một chính khách và là cố vấn của hoàng đế, ông có thừa tiền tài hay địa vị. Nhiều người ở vị trí của ông đã quen với cuộc sống thoải mái và sợ hãi khó khăn. Nhưng Seneca đã tập sống trong cảnh nghèo khó, thường xuyên dành ra vài ngày để ăn mặc như một người vô gia cư, đồng thời chiêm nghiệm rằng điều đó gần như không hề đáng sợ như ông tưởng tượng.

Niềm vui đích thực đến từ cảm giác tự tin rằng chúng ta có thể đương đầu với bất kỳ thử thách nào xảy đến với mình. Chúng ta càng chủ ý tập làm quen sự bất tiện thì chúng ta càng ít sợ hãi trước những nghịch cảnh không thể lường trước. Niềm vui của chúng ta không đến từ việc gặp được những hoàn cảnh thuận lợi, mà đến từ việc biết ứng biến đúng cách trong mọi hoàn cảnh.

3. Sự ổn định về cảm xúc — Không đắm chìm trong khoái lạc

Một người mà sống với niềm vui thực thụ thì không cảm nhận thấy cái ham muốn được đắm chìm trong những thú vui. “Thú vui” trong ngữ cảnh này đề cập đến những khoái cảm giác quan, chẳng hạn như xúc giác, vị giác, hay tâm trí (ví dụ: cảm giác hưng phấn khi sử dụng ma túy). Hưởng lạc quá độ sẽ dẫn đến cảm giác chán nản tột cùng ngay sau đó, và có thể dẫn đến nghiện ngập.

Do đó, Seneca từng nói,

“Chính vì lý do này mà đàn ông đắm mình trong những thú vui, và không thể sống thiếu chúng khi một khi đã lún sâu vào đó. Và thế là họ trở thành nô lệ cho những thú vui của chính mình. Khi đó, nỗi bất hạnh sẽ lên đến đỉnh điểm.”

Một lý do khiến người ta thường tìm kiếm những khoái cảm giác quan, đó là để đánh lạc hướng bản thân khỏi sự trống rỗng mà họ cảm nhận được trong tâm hồn. Sự trống rỗng này đến từ việc thiếu hụt một mục đích ý nghĩa. Một lý do khác là để tìm kiếm sự giải thoát bản thân khỏi căng thẳng và nghịch cảnh.

Vì vậy, nếu chúng ta tìm thấy một mục đích lớn lao có thể lấp đầy tâm hồn, và rèn luyện sự kiên cường để không nao núng trước khó khăn, thì đương nhiên chúng ta sẽ không đắm chìm trong những khoái cảm giác quan. Sống với một chuyến tàu lượn cảm xúc cũng khá là căng thẳng. Có sự ổn định về tinh thần, thường xuyên cảm nhận được sự bình yên, hạnh phúc mới là niềm vui đích thực.

Tự phản ánh

Trước khi học về chủ nghĩa khắc kỷ (cùng các triết lý khác như Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo), tâm trạng của tôi luôn dao động theo sự thay đổi của ngoại cảnh. Khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, tôi thấy hạnh phúc. Nhưng khi mọi thứ đi ngược lại với mong muốn của tôi (một điều thường xuyên xảy ra), tôi cảm thấy khó chịu, căng thẳng, buồn bực. Sau đó, tôi sẽ tìm đến những thú giải trí như trò chơi điện tử, TV, và đồ ăn vặt. Bất chấp những nỗ lực giành lấy một cuộc sống hạnh phúc, tôi vẫn thiếu đi niềm vui thực sự.

Mục đích lớn lao

Sau khi học triết, tôi đã đặt ra một sứ mệnh (mục đích sống) cực kỳ tâm đắc, đó là làm lợi cho thế giới này bằng những kiến thức hữu ích, vượt thời gian.

Điều đó cũng có nghĩa là học hỏi và thực hành triết học trong cuộc sống của chính tôi, nhằm trở thành một con người tốt đời đẹp đạo hơn và giúp đỡ được người khác. Sứ mệnh này có ý nghĩa với bản thân tôi đến mức tôi sẵn lòng vì nó mà hy sinh giấc ngủ cùng những niềm vui khác.

Sự ổn định về cảm xúc

Tôi dần dần ngừng chơi game và xem TV, bởi có cảm giác như tôi thậm chí còn không có đủ thời gian cho sứ mệnh của đời mình. Hiện tôi đã nỗ lực hết mình cho sứ mệnh này được vài năm, nên dù có về bên Chúa vào ngày mai, tôi cũng không cảm thấy hối hận, vì tôi cảm thấy bản thân đã biết tận dụng tốt cuộc đời mình (sau khi học triết). Vì thế, tôi có cảm giác bình yên với cái cách mình đang du ngoạn chốn nhân gian.

Sự tự tin bên trong

Để rèn luyện tính kiên trì, có đôi lần tôi phải chịu đựng những vết lở loét đau đớn mà không tỏ ra cáu gắt với những người xung quanh. Tôi cũng tập sinh tồn bằng những loại thực phẩm rẻ tiền nhất suốt một tuần, chủ yếu là bánh mì và bánh nhân chay, và tôi thấy đó không phải vấn đề gì to tát. Nhưng khi đói ngấu hoặc mệt lả, sự kiên nhẫn của tôi lại trở nên ngắn ngủi, nên tôi cũng đang cố gắng khắc phục điều đó. Tựu trung lại, nhờ triết học mà tôi có thêm được đáng kể những niềm vui đích thực.

KHẮC KỶ THÁNG 7

NGHĨA VỤ

1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031

Hãy viết tiếp trang sách này nhé.
Hãy kể 1 tình huống bạn từng gặp, và cách bạn đối mặt với nó.

Viết một bình luận