“Có sự trợ giúp nào có thể giúp chúng ta chống lại những thói quen xấu không? Hãy thử làm ngược lại đi!”
— EPICTETUS, DISCOURSES, 1.27.4
Viktor Frankl, nhà tâm lý học xuất sắc và là người sống sót sau thảm sát Holocaust, đã chữa khỏi bệnh nhân mắc chứng ám ảnh hay những thói quen của thần kinh khi sử dụng một phương pháp mà ông gọi là “Ý định nghịch lý”. Hãy nói về một bệnh nhân không thể ngủ. Liệu pháp chữa trị tiêu chuẩn sẽ là những cách thức rõ ràng, như kỹ thuật giúp họ thư giãn. Mà thay vào đó, Frankl khuyến khích bệnh nhân cố gắng không được ngủ. Ông nhận thấy rằng việc chuyển trọng tâm ra khỏi vấn đề giúp chệch hướng chú ý của bệnh nhân ra khỏi ám ảnh đó và cho phép họ cuối cùng cũng có thể an giấc.
Những người hâm mộ chương trình truyền hình Seinfeld có thể nhớ một tập phim có tên là “The Opposite” (Trái ngược — ND) nơi George Costanza bằng một cách thần kỳ đã cải thiện cuộc sống của mình vì anh đã làm ngược lại bất cứ điều gì anh ấy thường làm. “Nếu tất cả mọi bản năng bạn có đều sai”, Jerry tự nói với mình, “vậy thì những thứ trái ngược với nó sẽ đúng”. Điểm đáng chú ý ở đây là đôi khi bản năng hoặc thói quen của chúng ta bị mắc kẹt trong một khuôn mẫu xấu khiến chúng ta bị đẩy ra xa khỏi phiên bản khỏe mạnh, tự nhiên của mình.
Bây giờ bạn không nên ngay lập tức vứt bỏ mọi thứ trong cuộc sống của mình — một số thứ vẫn có tác dụng (như việc bạn đang đọc cuốn sách này!). Nhưng sẽ thế nào nếu bạn thử làm những điều trái ngược với hôm nay? Sẽ thế nào nếu bạn phá vỡ khuôn mẫu đó?