(Tải PDF) Suy tưởng – Marcus Aurelius – Andy Lương dịch

Cuốn suy tưởng hiện nay có 2 bản dịch.

  • Phiên bản đầu tiên của NXB Tri Thức, do Tiết Hùng Thái dịch
  • Phiên bản mới do Andy lương dịch

Trích lời tựa của dịch giả Andy Lương:

Thực sự mình đã khá vui đợt nghe nói bản tiếng Việt “Suy tưởng” của dịch giả Tiết Hùng Thái được phát hành, và còn giới thiệu với khá nhiều bạn trên Động.

Vậy nên khi chính bản thân được đọc bản tiếng Việt ấy tự nhiên thấy có lỗi với các bạn quá, không chỉ vì bản dịch khá trúc trắc, mà quan trọng hơn là nó không làm bật lên được cái yếu tố tinh thần, thứ với mình là viên ngọc quý nhất trong cả tác phẩm.

Chỉ khi ngồi lại và ngẫm, và cảm nhận cái quyết tâm, sự nghiêm túc của một vị hoàng đế La Mã trong việc rèn luyện triết, và hướng tới trở thành một con người theo đúng nghĩa “con người” – thì mình nghĩ bạn mới hiểu được con đường ý nghĩa và vinh quang này công bằng với tất cả mọi người.

Điểm quan trọng thứ hai: đây hoàn toàn là những lời tự nhủ, tự ngẫm, tự viết cho bản thân của Marcus, và ông hoàn toàn không có ý định để lại cho hậu thế. Thậm chí ông còn nhờ những người xung quanh mình đốt nó đi (lý do được nhiều người đoán là vì ông ngượng khi bản thân vẫn cần những lời tự nhủ ấy mới có thể sống tốt). Vậy nên mình tin bản dịch cũng phải cố gắng bỏ qua được tính giáo điều như thể Marcus đang nói hay viết cho người đọc, vì chỉ như thế chúng ta mới có thể thấm được những lời tự nhủ này mà thôi.

Vì những lý do đó, thôi thì lại ‘nhấc mông lên và dấn bước’ vào một hành trình dài, với cuốn nền tảng thứ hai của Stoicism.

Rất mong mọi người sẽ tiếp tục đón nhận, ủng hộ và góp ý cho mình nhé!

Tại sao bạn không nên mua cuốn “Suy Tưởng” của NXB Tri Thức, do Tiết Hùng Thái dịch

Xu hướng chung: Hiện nay, các dòng sách Stoic tiếng Việt trên thị trường vẫn chưa nhiều và phần lớn trong số này không đạt các tiêu chuẩn để truyền tải Stoicism một cách đúng đắn. Như tôi đã phân tích trong bài đánh giá các sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ Stoicism, do chạy theo thị hiếu đám đông (vốn thích đọc những gì dễ chịu, dễ nuốt, lọt tai) và tối ưu hóa lợi nhuận nên có thể tác giả và nhà xuất bản bất chấp, thuê thợ dịch công nghiệp, cắt đầu cắt đuôi.

Cuốn “Meditations” của Marcus Aurelius là một kiệt tác. Nhưng bản gốc hay bao nhiêu thì bản dịch tiếng Việt là sách “Suy Tưởng” lại khó hiểu bấy nhiêu. Nguyên nhân khách quan là do:  Marcus Aurelius xem “Meditations” như một quyển sách nháp để ông vắn tắt ghi lại những châm ngôn đạo đức cho riêng mình. Ông có ước nguyện rằng nó sẽ được đốt đi khi ông qua đời, nhưng những người thời đó quyết định lưu lại cho hậu thế. Marcus Aurelius chưa bao giờ định xuất bản cuốn “Meditations”, nên văn phong của ông ngắn gọn, có chỗ cụt lủn, không thành câu hoàn chỉnh, viết vắn tắt, ghi chú khá khó hiểu. Khi dịch sang tiếng Việt cuốn “Suy Tưởng’ bị ảnh hưởng bởi style dịch word-by-word nên nhiều chỗ khó hiểu vô cùng.

Để dịch cuốn này, tốt nhất nên nhóm các ghi chép của Marcus Aurelius lại theo chủ đề rồi diễn giải ra mới thoát ý được.

Ngoài ra để thực hành Chủ Nghĩa Khắc Kỷ Stoicism đúng cách, các bạn phải nắm vững các bài sau đây. Nếu không, bạn rất dễ hiểu sai và trở nên bàng quan, xa rời thực tại.

Bản dịch mới của Andy Lương có gì khác:

  • Bản dịch tiếng Việt của “Suy Tưởng” được Andy Lương bám sát bản dịch tiếng Anh của Gregory Hays và có đối chiếu, tham khảo các bản dịch tiếng Anh khác, cũng như bản gốc của văn bản, để đảm bảo truyền tải đúng nhất chia sẻ của Marcus.
  • Bổ sung chú thích (bên cạnh những chú thích có sẵn trong sách) giúp người đọc dễ dàng nắm bắt những gì Marcus đang đề cập hơn.
  • Phần “Lời Giới Thiệu” ở đầu cuốn sách sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về: Cuộc đời và sự nghiệp của Marcus; Những nguyên lý cốt lõi của Chủ nghĩa Khắc Kỷ; Cơ sở Triết học, Thể loại, Cấu trúc và Phong cách của “Suy Tưởng”.

Viết một bình luận