“Nếu ai đó khi thường ta thì sao? Cứ để họ như vậy. Nhưng ta sẽ đối phó với điều này bằng việc không làm bất cứ điều gì hay nói ra bất cứ điều gì đáng khinh thường.
— MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 11.13
Nếu ai đó ghét ta thì sao? Cứ để họ như vậy. Nhưng ta sẽ cho họ thấy rằng ta tốt bụng và tử tế với tất cả mọi người, và luôn sẵn sàng chỉ bảo cho những người ghét ta họ đã sai ở đâu. Không phải theo cách chỉ trích chê bai, hay để khoe mẽ sự kiên nhẫn của mình; mà chỉ bảo với sự chân thành và mang tính xây dựng.”
Khi ai đó có định kiến quá mạnh về một điều gì, nó chỉ thể hiện ra chính bản thân họ có vấn đề chứ không phải người hay việc mà họ nhắc đến. Điều này đặc biệt đúng khi người đó phẫn nộ hoặc căm ghét người khác. (Điều mỉa mai trớ trêu là những người có thành kiến thường bị thu hút bởi người mà họ công khai ghét).
Vì lý do đó, các người thực hành theo chủ nghĩa Khắc kỷ cần làm hai điều khi họ đối mặt với sự thù hận hay định kiến từ người khác. Họ tự hỏi: Định kiến này có nằm trong tầm kiểm soát của mình hay không? Nếu có cơ hội ảnh hưởng hoặc thay đổi nó, họ sẽ làm. Nhưng nếu không, họ chấp nhận người này như chính người đó (và không bao giờ ghét người ghét mình). Công việc của chúng ta đã đủ khó khăn rồi. Chúng ta không có thời gian để nghĩ về những gì người khác nghĩ, ngay cả khi những suy nghĩ đó đang nói về chúng ta.