Chủ nghĩa Khắc Kỷ là gì ? Định nghĩa và lịch sử.
Bài này được trích ra từ bài giảng của giáo sư đầu ngành về triết học, Michael Sugrue
Trích lời anh Duy Huynh
Trong phần comment tôi sẽ nói về 4 Đức Hạnh (Virtues) của Stoicism.
Trong clip này, giáo sư Michael Sugrue sẽ trình bày về lịch sử hình thành Stoicism và cuộc đời triết học của đại đế Marcus Aurelius.
Chúng ta sẽ thấy được sự tương quan thú vị của triết học Socrates với Stoicism cũng như sự thật đằng sau quyển “Suy Tưởng” của vị đại đế La Mã. Marcus Aurelius là một vị đại đế La Mã toàn năng thời bấy giờ. Chỉ cần ông ra lệnh là bao nhiêu của cải, gái gú, rượu ngon xếp tầng xếp lớp chờ ông hưởng thụ. Tuy nhiên, ông là một trong số hiếm các vị vua không lạm dụng quyền lực, trái lại, còn xem đó như gánh nặng ngăn ông mưu cầu hạnh phúc và trở thành người tốt. Thật sự mà nói Marcus Aurelius rất cô độc, trừ Epictetus nô lệ ra thì ông không tìm được ai ngang hàng về mặt giá trị tư tưởng để cùng chia sẻ.
Những người khác tốt với ông toàn vì mục đích cá nhân. Thành ra, ông viết phần lớn những suy nghĩ của mình vào cuốn “Suy Tưởng” trong suốt 19 năm trời. Cuốn “vở nháp” này là tập hợp những suy nghĩ bất chợt và không theo thứ tự logic nào cả. Ban đầu chỉ được dùng cho mục đích cá nhân và vị đại đế mong muốn rằng sau khi ông ta chết, cuốn sách cũng được đốt đi.
Tuy nhiên, những người cùng thời đã nhận ra giá trị và quyết định bảo lưu cho hậu thế. Cốt lõi của Stoicism là “living according to nature” (sống dựa theo nature, Nature ở đây không thể dịch là tự nhiên) và dù ở bất kì đâu miễn là có nature bạn có thể sống dựa trên nó (as long as there is a nature). Sống dựa theo nature nghĩa là bạn phải làm tất cả những gì trong khả năng của bạn một cách tốt nhất thành thật nhất, chấp nhận mọi outcome, kết quả có thể xảy ra, chấp nhận những gì xấu nhất và tiếp tục sống tận lực với khả năng của bạn, ignore đi những gì bạn không thể kiểm soát được.
Để ví dụ dễ hiểu mình sẽ nói về 3 con người được gọi là bậc thầy của lối sống stoic: Seneca một thương nhân cực kì giàu có, Marcus Aurelius vị đại đế quyền lực nhất của đế chế la mã và Epictetus một nô lệ.
Sống dựa theo nature nói thì dễ nhưng làm rất khó. Nhất là đối với những người như Marcus Aurelius, đại đế là vị vua trung ương có thể ra lệnh cho tất cả tướng lĩnh và lãnh chúa, có thể giết bất cứ người nào trái ý mình, có thể ngủ với bất kì người phụ nữ nào ông ta muốn. Nhưng ông ta lại xem quyền lực của mình như một chứng bệnh (condition), mà người mắc chứng này khi muốn rượu ngon và gái có thể chỉ cần hô một tiếng là có rượu ngon và gái đẹp cung cấp đến hết đời. Đối với người bình thường có thể hưởng thụ như vậy là cực kì sung sướng nhưng đối với ông ta thì đó là thảm hoạ, vì ông ta cần phải điều hành cả một đế chế. Còn phải điều quân đánh giặc german bên ngoài.
Người thứ hai sống theo lối sống stoic là Seneca. Ông ta nổi tiếng với tác phẩm cơn giận của Seneca. Một lần đi dự tiệc ở nhà một quý tộc ông và nhiều người xung quanh chứng kiến một nô lệ làm rơi bình sứ yêu quý của vị quý tộc ấy, ông ta đã trả 40 kí vàng và nhiều nô lệ để có nó, khi bình bị vỡ ông quý tộc nổi trận lôi đình ra lệnh vừa quất roi vừa nướng tên nô lệ tới chết. Khi nhìn thấy cảnh đó thì ông ta suy nghĩ về nguồn gốc của cơn giận và kết luận rằng vị quý tộc nổi trận lôi đình vì ông ta nghĩ rằng ông ta sống trong một thế giới mà bình sứ không có khả năng vỡ.
Ở đây cần nói nhiều về việc chấp nhận những sự kiện xảy ra chung quanh mình, chúng ta có thể chấp nhận bão lớn đánh vào thành phố vì chúng ta chấp nhận và có chuẩn bị trước nhưng lại nổi giận khi trời mưa đột xuất. Chúng ta bực mình khi bị kẹt xe cứ như thể việc kẹt xe ở một thành phố lớn cho diễn ra bao giờ. Chúng ta nổi nóng khi gặp một con ninja lái xe trái luật quẹt vào xe của chúng ta cứ như thể loại con gái như thế không tồn tại.
Marcus Aurelius cũng từng ghi giả sử thuộc hạ toàn ngu như lợn thì bạn làm gì được chúng, tướng tài của bạn bị hôi nách bốc mùi vài chục mét thì bạn có thể làm gì họ, chả lẽ cắt chức hết?
Người thứ ba là Epictetus nô lệ. Ông ta chỉ ra rằng nếu không sống theo nature thì người ở tầng lớp thấp cũng dễ dàng truỵ lạc. Không có rượu ngon thì có thể tìm rễ cây và thảo dược gây nghiện, không có gái đẹp thì có thể thủ dâm. Nhưng nô lệ mà không làm tròn trách nhiệm vẫn bị chủ phạt đánh, dù scale nhỏ hơn hai người kia nhưng vẫn bị thiệt hại nặng. Ông cho rằng nếu không thể kiểm soát được những gì eternal (bên ngoài) thì mình ráng tận sức làm những mình có thể làm để thành một nô lệ tốt nhất. Tuy tầng lớp khác nhau nhưng về triết học thì người ta đánh giá Epictetus ngang hàng với vị đại đế Marcus Aurelius”.